Trọng tâm đại dịch COVID-19 đã chuyển từ châu Âu và Bắc Mỹ sang các nước nghèo, nhất là châu Á, Mỹ La-tinh và châu Phi. Hiện tổng số ca nhiễm và tử vong ở các khu vực này đang chiếm lần lượt tới 78% và 72% tổng số ca nhiễm và tử vong vì COVID-19 toàn cầu.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) vừa khẳng định, nCoV lây truyền qua đường không khí, đặc biệt trong môi trường kín. Quan điểm này năm ngoái từng được cho là vô căn cứ, gây hoang mang, và bị lên án.
Quân đội Nga vừa tổ chức tổng duyệt Lễ duyệt binh Ngày chiến thắng 9/5. Sự kiện sẽ chính thức diễn ra vào ngày mai tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Mát-xcơ-va. Đài Truyền hình TP.HCM sẽ truyền tiếp lễ duyệt binh Ngày chiến thắng lúc 14g5 ngày 9/5 trên HTV9.
Nhân Tuần lễ kỷ niệm Ngày châu Âu, hôm qua (7/5), Phái bộ Liên minh châu Âu tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á phối hợp với Ban thư ký ASEAN đã công bố Sách xanh quan hệ EU-ASEAN năm 2021.
Tính đến 6 giờ sáng nay, thế giới đã có hơn 157 triệu ca mắc COVID-19, trong đó hơn 3,2 triệu trường hợp tử vong. Hiện tình hình dịch bệnh tại một số nước châu Á diễn biến phức tạp.
Quá trình đàm phán có thể kéo dài ít nhất là 1 - 2 tháng. Quyết định dỡ bỏ bằng sáng chế vaccine COVID-19 cần phải có sự đồng thuận của tất cả 164 nước thành viên WTO. Trong đó bất kỳ quốc gia thành viên nào cũng có quyền ngăn chặn thỏa thuận.
Theo một nghiên cứu được công bố mới đây, trong năm 2020, khoảng 230 triệu người Ấn Độ đã rơi vào nghèo khó do tác động của đại dịch COVID-19, trong đó nhóm người trẻ tuổi và phụ nữ chịu ảnh hưởng lớn nhất.
Ấn Độ tiếp tục ghi nhận hơn 412.000 ca nhiễm và 3.980 ca tử vong do COVID-19 trong 24 giờ. Làn sóng lây nhiễm thứ hai đã lan từ các thành phố lớn sang các vùng nông thôn của Ấn Độ - nơi vốn không được trang bị đầy đủ phương tiện vật tư y tế để ứng phó.
Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua đề xuất để Mỹ, Canada, Nauy và các thành viên NATO tham gia dự án trong thỏa thuận quốc phòng mang tên "Hợp tác cấu trúc thường trực về an ninh và quốc phòng" (PESCO).
Khi Ấn Độ tiếp tục vật lộn với làn sóng dịch COVID-19 thứ hai, một số quốc gia láng giềng như Nepal, Thái Lan và Lào cũng đang chứng kiến sự gia tăng đột biến về số ca bệnh, dẫn đến các đợt phong tỏa và cấm đi lại mới.