Thời gian là điều cốt lõi trong các cuộc đàm phán tại Vienna. Đó là nhận định của Ngoại trưởng Đức Heiko Maas về tiến trình đàm phán nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015.
Một nghiên cứu mới cho thấy các sông băng trên toàn cầu đã nhanh chóng mất đi độ dày và khối lượng băng trong hai thập niên qua. Đây là nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature và thực hiện tại hơn 200.000 sông băng trên thế giới.
Các nhà khoa học của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) công bố 1 thông tin bất ngờ, tái khẳng định rằng SARS-CoV-2 có thể qua đường không khí. Thông tin này trái ngược với nhận định ban đầu của chính cơ quan này.
Hãng hàng không Emirates của Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE) sẽ bắt đầu vận chuyển hàng cứu trợ từ Tổ chức Y tế Thế giới và các tổ chức khác đến Ấn Độ miễn phí, nhằm giúp nước này chống lại đại dịch COVID-19.
Ngày 9/5 là ngày thứ 4 liên tiếp số ca nhiễm mới vượt 400.000 ca/ngày, và ngày thứ 2 liên tiếp số trường hợp tử vong trên 4.000 người/ngày. Nếu tình hình không cải thiện, tổng số ca tử vong ở Ấn Độ có thể chạm mốc 1.000.000 ca vào tháng 8 tới.
Các nhân viên y tế ở Ấn Độ đang đối mặt với sự sống và cái chết mỗi ngày và đang gánh chịu vô vàn khó khăn từ làn sóng lây nhiễm thứ hai. Ngoài ra, họ còn phải đối mặt với sự thiếu hụt về cơ sở vật chất, nhân lực để phục vụ cho công tác phòng chống dịch.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm qua cảnh báo biến thể đột biến kép B.1.617 của virus SARS-CoV-2 ở Ấn Độ dễ lây lan hơn và có nhiều lo ngại biến thể này có thể né tránh tác dụng của vaccine, góp phần khiến dịch bệnh bùng phát mạnh tại quốc gia Nam Á.
Kết thúc hai ngày nhóm họp tại thành phố Porto của Bồ Đào Nha, các nhà lãnh đạo của châu Âu đã bày tỏ hoài nghi về tính hiệu quả của việc xóa bỏ bằng sáng chế vaccine COVID-19 trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh này.
Tổng số ca mắc COVID-19 tại Ấn Độ vào ngày 9/5 đã vượt mức 22 triệu ca nhiễm, trong bối cảnh quốc gia Nam Á này đã trải qua 4 ngày liên tục ghi nhận hơn 400.000 ca mắc mới mỗi ngày.
Trong khi Ấn Độ đang đứng trước nguy cơ của làn sóng COVID-19 thứ ba, thì các nước láng giềng Nepal và Bangladesh cũng đang chật vật ứng phó với đại dịch.